Showing posts with label TRIẾT HỌC. Show all posts
Showing posts with label TRIẾT HỌC. Show all posts

11/27/2017

Biên và hạn của không gian

Biên trong không gian có thể hình dung như là một tấm “màng” giới hạn không gian, một dạng bờ liền và liên tục giới hạn không gian.
Hạn như là mức độ lớn nội tại mà không gia có thể có, giả sử ta chia không gian thành n phần có thể tích tương đối bằng nhau vậy “n” chính là số đo hạn của không gian.
Trước Einstein, khi không gian là tuyệt đối, vĩnh hằng và bất biến có thể thấy rằng biên và hạn là những khái niệm trùng lấp nhau, cố nhiên khi một thể tích có giá trị là 10 mét khối chả hạn thì hạn 10 mét khối ấy có thể chỉ ra cái biên bao bọc nó. Nhưng khi có thuyết tương đối nơi không gian có thể co dãn thay đổi được thì sự phân định biên và hạn có ý nghĩa đặc biệt, gây ra nhiều điểm thú vị.
Xét trên tầm vĩ mô và chung nhất biên có hai giá trị có ý nghĩa và đáng xét là vô biên và hữu biên, tương tụe hạn có hai giá trị là vô hạn và hữu hạn. Với hai cặp giá trị trên ta có:
-         Không gian là vô biên hữu hạn: hệ quả của điều này là không gian bị uốn cong thành hình cầu tựa như lớp vỏ trái đất, giả như không gian là trống rỗng ta có thể đi vĩnh viễn và không gặp cản trở, và tới một lúc nào đó khi đã đi tới hạn của không gian ta sẽ trở về điểm xuất phát ban đầu, giống như một người đi theo đường thẳng trên mặt trái đất vậy.
-         Không gian là vô biên vô hạn: khi đó ta có thể đi mãi, không bị cản trở nhưng vô định, vô phương. Lúc này, không gian là đồng đẳng về mọi hướng hay nói cách khác từ một điểm bất kỳ trong không gian, không gian là như nhau theo mọi hướng.
-         Không gian là hữu biên hữu hạn: trường hợp dễ hình dung nhất, dễ thấy nhất, có thể kể ra vô vàn ví dụ trong cuộc sống thường ngày của con người, cũng giống như một căn phòng không có cửa ra vào, không có cửa sổ, chỉ có bốn bức tường vậy. Khi đó hạn là kích cỡ của căn phòng, còn biên chính là bốn bức tường.

-         Không gian là hữu biên vô hạn: trong không gian như thế này, không thể đi từ một điểm A bất kỳ nào đó tới điểm B bất kỳ nào đó được vì khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trong không gian hữu biên vô hạn đều là vô cùng, vô tận. Hệ quả của việc này là thời gian trong không gian hữu biên vô hạn là ngừng lại, “chết” hoàn toàn hay nói cách khác không tồn tại khái niệm thời gian ở đó nữa, trường không – thời gian bị cong vô hạn. Rất khó tưởng tượng, nhưng không gian hữu biên vô hạn lại thực sự tồn tại trong vũ trụ của chúng ta dưới dạng các “điểm kỳ dị” như lỗ đen, thực thể vũ trụ trước big bang, nơi mật độ vật chất là vô hạn, một khối lượng cực lớn trong một thể tích cực nhỏ, gây cong, đục thủng trường không – thời gian.

6/30/2017

THÁNH NHÂN THEO QUAN ĐIỂM ĐẠO GIÁO


"Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu"

Hai câu trên trong chương hư dụng - đạo đức kinh của Lão Tử. Nó đã từng xuất hiện nhan nhản trong chữ ký forum, status fb, twiter của rất nhiều người trẻ nhờ vào tiểu thuyết Tru Tiên của Tiêu Đỉnh, khi tác giả trích dẫn câu này ở phần mở đầu tác phẩm của mình (mặc dù chả liên quan đến phần còn lại cho lắm). Nghĩa của nó cũng dễ hiểu: trời đấy không có lòng người, coi mọi vật chư loài chó rơm (một vật để cúng tế như ngày nay ta đốt hàng mã). Cụ thể hơn vì tự nhiên không có suy nghĩ, nhận thức, ý chí của con người nên với vạn vật vô tình, mặc kệ, nay sinh, mai diện, nay tồn, mai tận. Đây là điều tất nhiên với nhận thức hiện nay của loài người, không có gì lạ lẫm cả. Nhưng cần phải hiểu, vào thời của Lão Tử, khi hiểu biết của con người về tự nhiên còn hạn chế, khi mỗi góc suối, gốc cây, ngọn cỏ đều là một vị thần, ma nào đấy và tất cả mọi thứ đều đặt dưới ý chí tối cao của "trời". Câu hỏi cần đặt ra là, vậy ông trời ấy như thế nào? Um, đơn giản thôi, hệt như một con người cụ thể vậy, mang tâm tư, tình cảm, quan niệm phổ biến của những con người ở xã hội tôn thờ ông ta hay thật ra là sáng tạo ra ông ta, thường là thương ái với cái thiện, trừng phạt thẳng tay với cái ác... Thì Lão Tử đã đi trước thời đại khi khẳng định trời không phải một người, không mang lòng nhân của con người, vạn vật trong tự nhiên không sinh tồn một cách nghiệt ngã, tự nó và không được cái gì phù hộ cho cả. Nhìn chung không phải suy nghĩ nhiều về hai câu này. Nhưng ít ai biết đến hai câu sau mới thật gây ra nhiều tranh cãi:

"Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu"

10/03/2016

VĂN MINH BIẾN MẤT


   Trong giới học giả Trung Quốc vẫn truyền lưu câu “Tống mất không còn Trung Quốc, Minh diệt không còn Hoa Hạ”, câu ấy chỉ đến việc lúc nhà Tống sụp đổ thì căn bản không còn cái nước Trung Quốc như trước nữa, lúc nhà Minh sập không còn nềm văn minh Hoa Hạ nữa. Vẫn những con người ấy, vẫn vùng đất ấy, vì sao lại thế ? Là bởi khi người Mông Cổ tràn vào hủy diệt giống nòi người Hán, tàn sát dân Hán, nguyên cái triều đình Nam Tống gồm những thành phần tinh túy nhất của dân tộc không nhẩy xuống biển theo Tống đế Bính thì cũng chết trong loạn quân. Rồi sau này Mãn Thanh chinh phục Trung hoa lại một hồi “sát phu, hiếp phụ”, chả những thế quân Mãn còn bắt dân Hán bỏ trang phục, kiểu tóc của tổ tiên mình mà phải theo phong tục Mãn, có những nơi vì không chịu theo mà phải mất đầu cả thành. Vậy thử hỏi người Hán còn sau những đợt diệt chủng khủng khiếp ấy, còn bao nhiêu phần máu Hán trong người ? Văn hóa còn giữ được bao nhiêu nét của tổ tiên ? Ngay cả cách nghĩ, cách sinh hoạt cũng biết đổi khác rồi chứ.

8/02/2015

BA LOẠI THIÊN TÀI

- Loại thứ nhất tự cho mình là thiên tài. Loại này đông nhất trong các loại thiên tài, phổ biến ở những người trẻ, đã có chút thành tựu ví như đạt điểm cao trong quá trình học tập, đạt gải thưởng gì đấy, khi đi làm hay được sếp khen... Tự cảm thấy mình giỏi dang, thông minh hơn người. Phàm loại này thật ra có thể gọi khác là “ngụy thiên tài” tức là còn lâu mới được tới mức là thiên tài.

7/30/2015

QUYỀN LỰC LÀ VÔ ĐẠO ĐỨC

Bản thân quyền lực là vô đạo đức hay rồi cũng dẫn đến các hành vi vô đạo đức của người nắm quyền.

   Nguồn gốc của quyền lực hay sự áp đặt tư tưởng, ý chí, hành động của một cá nhân, một nhóm người lên các cá nhân, nhóm người khác đã có từ thời xa xưa xét trên các bầy đàn thú vật, luôn có con đầu đàn nhiều kinh nghiệm nhất, khỏe mạnh nhất quyết định cách săn mồi, hay hướng di trú … của cả bầy. Các con còn lại trong bầy sở dĩ chấp nhận sự lãnh đạo của con đầu đàn vì lợi ích sinh tồn của chính nó.

6/30/2015

MỤC ĐÍCH SỐNG, MỤC ĐÍCH TỒN TẠI

Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều có lúc tự hỏi mình sinh ra để làm gì, mình sống để làm gì, mục đích của cuộc đời này là gì ? Và đều cố gắng tự đi tìm câu trả lời cho riêng mình.
Tuy trăm người có cả ngàn ý và không thiếu gì trường hợp dù đã có kiếm cả đời mà câu trả lời vẫn mông lung hoặc như không có.
Có người thích sống để kiếm tiền, nhưng xét kỹ thì tiền chỉ là phương tiện của họ mục đích sống thực sự là vật chất mà tiền được dùng để mua lại. Để cuộc sống của họ thoải mái hơn, dễ chịu hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.

5/17/2015

Thời gian sơ luận

Thời gian có thật hay chỉ là cảm giác của bộ não con người ?



   Thời gian là sự biến thiên không ngừng của mọi vật. Cảm nhận được chuyển động trước – sau, của ngày – đêm là cảm nhận được thời gian. Cũng có nghĩa nếu không cảm nhận được thì thời gian không tồn tại.

9/26/2011

Triết học về tờ 500k bị dính kut

- GIỜ TAO HỎI MÀY TỜ 500K BỊ DÍNH KUT MÀY CÓ NHẶT KHÔNG ?
-....
- Câu hỏi của bạn rất hay , nó không chỉ động tới khao khát mạnh mẽ nhất của con người mà còn khơi dậy nỗi sợ hãi sâu thẳm trong tâm hồn họ . Về vấn đề này chúng ta cùng nhìn lại cụ thể hơn . Tờ 500k đấy của ai ? Có phải của tôi không ? Nó còn nguyên vẹn chứ ? Nó còn có thể sử dụng được nữa không ? Thế cứt dính trên nó thế nào ? Mức độ quy mô của sự "dính" nó ra làm sao ? Việc nhìn thấy tờ tiền diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Đi một mình hay "hai mình" hay thậm chí còn nhiều người hơn ? Xung quanh đấy có ai hay không ? Hành động tiếp theo sau sự phát hiện trên liệu có người nào để ý đến không ? Nếu có người ở đây là ai , số nhiều hay số ít ? Vị trí người đấy với bạn thế nào ? Họ đánh giá thế nào về bạn , hay cụ thể hơn là qua hành động tiếp theo của bạn họ đánh giá thế nào về bạn ?

7/20/2011

Phân loại mọi thứ

 Con người , theo quá trình tiến hóa tư duy của mình luôn luôn mong muốn tìm hiểu mọi thứ . Trước hết là thế giới tự nhiên , một hòn sỏi , ngọn lửa , bầu trời , biển cả mối quan hệ giữ chúng hay là các hiện tượng như sấm sét , bão lũ , động đất núi lửa , ngày và đêm . Ở một gian đoạn nào đó của sự phát triển , khi chính chúng ta với những nhận thức phức tạp của chúng ta , với các mối quan hệ với giới tự nhiên mà chính chúng ta nằm trong đó , hay là cả mối quan hệ giữa chúng ta với nhau khi xã hội chuyển từ công xã nguyên thủy sang một hình thái phức tạp hơn . Nhìn chung sơ khảo nhất ta định nghĩa , phân tích , lí giải hay nói cách khác là tìm ra quy luận mà vạn vật chuyển động , biến đổi không ngừng .