11/19/2018

Trịnh - Nguyễn phân tranh, cuộc chiến thứ 7

Có lẽ trong lịch sử nước ta, cuộc chiến tranh đau xót nhất là Trịnh - Nguyễn phân tranh, nồi da nấu thịt trong vòng 45 năm, với 7 trận chiến lớn, diễn ra từ 1627 – 1672, người chết không biết bao kể, đất nước phân ly, anh em tàn hại lẫn nhau...

Trong trận chiến lần thứ 7, quân Trịnh đánh thành Trấn Ninh rất gấp, xác chết chất cao lấp cả hào, quân lính cứ thế trèo qua đống xác người leo lên mặt thành. Bấy giờ, bên quân Trịnh có người bảo với quân Nguyễn đang thủ thành: "Chúng tôi và các anh em vốn là người một nhà, sao nỡ tàn hại lẫn nhau. Chỉ vì nhà chúa tranh chấp, anh em ta mới phải chịu chết oan. Tôi bảo anh em, nếu thấy trái phá bay vào người ở xa thì chạy nấp cho nhanh, người ở gần thì nắm sát xuống mặt đất mà tránh thì được vô sự."

Có lẽ chả có trận chiến nào mà bên tấn công lại mách cho bên phòng thủ cách chống đỡ như thế. Làm thế thì có khác gì chỉ bảo cho đối phương cách giết mình chứ!

Sau cuộc chiến, nguyên soát quân Nguyễn là công tử Nguyễn Phúc Thuần, con chúa Hiền, em chúa Nghĩa đã nhìn lên ngọn cờ rách nát của quân Trịnh mà khóc than: “Vật còn như thế, hống chi là người!” Một năm sau, Thuần đang ở giữa chiến công hiểm hách, vinh hiển khôn cùng lại từ bỏ hết tước vị, vợ con, xuất gia đi tu khi đang giữa tuổi 20, được hai năm sau thì ông mất.

5/10/2018

Chờ lũ luận đạo

Tháng tư năm ấy
Có việc qua sông
Mưa to lũ lớn
Giật đổ cây cầu
Đành ngồi bên sông
Chờ cho nước rút
Người cũng vừa đến

giao ca mùng 1

Đèn đường rực rỡ
Phố phường lung linh
Đào bán hai bên
Chợ tết tấp nập
Người người đầm ấm
Nhà nhà sum vầy
Ba mươi, trạm vắng
Vẫn trực phát sóng
Ai có nhớ nhà?
Có tủi rơi lệ,
Có buồn man mác!
Khi buổi giao ca?

sao khách vội đi?

Vầng đông ló rạng, nhuộm hồng núi non
Gà gáy lưng đồi, vang lừng thôn xóm
Rượu vừa đã ủ, dạt dào hương thơm
Chim hót lứu lo, oanh động lòng người
Xuân vừa mới đến, sao khách vội đi?

5/03/2018

Đi tìm từ phủ định thuần Việt

Một hôm, tình cờ nghĩ ngợi lung tung tôi nhận thấy trong tiếng Anh cũng như tiếng Nga và nhiêu thứ tiếng Châu Âu khác, từ phủ định có hai từ là "no" và "not" trong đó "no" thường đứng một mình con "not" thường đi kèm một động từ nào đó.

Soi lại trong tiếng Việt của chúng ta, có tới 3 tư mang nghĩa phủ định là "không", "vô" va "bất". Trong đó từ "không" được dùng phổ biến còn "vô" thường chỉ trạng thái và dùng trong ngôn ngữ văn học, "bất" có thêm sắc thái đối lập cũng dùng nhiều để giễn tả các khái niệm trừu tượng.

Bỗng tôi thấy giật mình vì cả ba từ trên đều là từ hán việt, không có từ nôm (hay còn gọi là từ thuần việt nào cả).

3/06/2018

Tại sao hình ảnh quen thuộc của các nho sinh ngày xưa là "dài lưng tốn vải, trói gà không chặt"?

Tại sao hình ảnh quen thuộc của các nho sinh ngày xưa là "dài lưng tốn vải, trói gà không chặt"?
 
Thời xưa theo Chu lễ một bậc đại phu hay quý tộc thời xưa bắt buộc phải học tập rèn luyện "lục nghệ" bao gồm: lễ (lễ nghĩa), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (thư pháp), số (toán học). Tiếp thu Chu lễ, Khổng tử và các học trò của ông cũng được học đầy đủ "lục nghệ". Không chỉ vậy việc tinh thông "lục nghệ" đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc của người quân tử theo Nho giáo. Dễ nhận thấy trong "lục nghệ" có hai môn mang nặng tính võ thuật/ thể thao là "xạ" và "ngự".
 
Vậy tại sao các nho sinh lại trở thành những kẻ "trói gà không chặt"?
 

1/21/2018

MẠCH PHÂN ÁP

   Làm thế nào để hạ một điện áp một chiều từ mức 12v sang 9v? 

   Đơn giản! Ta mắc vào một điện trở để gây sụp áp:
   Vì điện trở gây sụp áp được mắc nối tiếp với tải giả định (cho là đối tượng cần được cấp nguồn 9v) ta có sụt áp trên điện trở là U1 = I.R1 với U1 là sụt áp trên R1, I là cường độ dòng điện trên mạch, R1 là giá trị của điện trở R. 
   Tuy nhiên, I là một giá trị rất khó đo đếm trên mạch thực tế, nó xuất phát từ một nguồn không ổn, không có thông số rõ ràng, đôi khi thông số nếu có lại khó có thể tin tưởng được. Đó là chưa kể trong mạch điện thực tế nguồn được cung cấp cho nhiều thành phần linh kiện khác với các kiểu mắc song song, nối tiếp xen lẫn với các nguồn gây điện trở, trở kháng, cảm kháng, dung kháng… khá phức tạp. Vì vậy để đơn giản cho tính toán thực tế thường dùng mạch phân áp. 

1/19/2018

CHẠY LẠI CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG LỆNH GOTO, NHÃN TRONG C

>> CHẠY LẠI CHƯƠNG TRÌNH BẰNG VÒNG LẶP DO - WHILE BẰNG C

   Trong phần trước ta đã có cách chạy lại chương trình sử dụng vòng lặp Do - While trong ngôn ngữ c. Tại phần này ta tiếp tục tìm hiểu cách chạy lại chương trình bằng cách sự dụng câu lệnh Goto và gãn nhãn trong c.

   Cũng giống như phần trước ta lấy ví dụ về chương trình tính tuổi để dễ hình dung. Về cơ bản, cách thức thực hiện như sau: ta đặt một câu lệnh gọi là nhãn kiểu như "nhan: ;" vào câu lệnh mở đầu đoạn mã cần thực thi lặp lại, thường là đầu chương trình. Ở cuối chương trình tạo một câu lệnh điều kiện if với nội dung hỏi có muốn lặp lại chương trình hay không, nếu muốn thì tròng vòng lặp if đặt câu lệnh goto nhảy đến nhãn đã đặt.
#include <stdio.h>
# define CHUC  "Chuc ban vui ve (: >\n"
int main(void)
{
      unsigned char choi;
 int inamhtai, inamsinh;
 vedau:; //đặt nhãn
  printf("Nhap vao nam hien tai: ");
  scanf("%d", &inamhtai);
  printf("Nhap vao nam sinh: ");
  scanf("%d", &inamsinh);
  printf("Ban %d tuoi, %s", inamhtai - inamsinh, CHUC);
  printf("Ban co muon tiep tuc? (Y/N)\n");
  choi = getch(); // nhập giá trọ từ bàn phím gán cho biến choi
  if(choi == 'y' || choi == 'Y')
          goto vedau; // nếu choi = y hoặc Y thì nhẩu đến nhãn vedau
  
}

1/16/2018

CHẠY LẠI CHƯƠNG TRÌNH BẰNG VÒNG LẶP DO - WHILE BẰNG C

   >> CHẠY LẠI CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG LỆNH GOTO, NHÃN TRONG C

   Khi chạy một chương trình c đơn giản, đôi khi ta muốn chạy lại chương trình từ đầu. Có rất nhiều cách để thực hiện chương trình này, sử dụng vòng lặp Do - While là một trong số những cách đấy.

   Cách thực hiện rất đơn giản bạn chỉ cần bỏ phần code chính trong vòng lặp với điều kiệu nhấn Y để lặp và phím khác để kếp thúc vòng lặp, thoát chương trình.

   Ta ví dụ trong code chương trình tính tuổi sau đây:
/* Vòng lặp chương trình sử dụng cấu trúc do - while*/


#include <stdio.h>

# define CHUC  "Chuc ban vui ve (: >\n"

int main(void)
{
      unsigned char chon;
      int inamhtai, inamsinh;
 do
 {
      printf("Nhap vao nam hien tai: ");
      scanf("%d", &inamhtai);
      printf("Nhap vao nam sinh: ");
      scanf("%d", &inamsinh);
      printf("Ban %d tuoi, %s", inamhtai - inamsinh, CHUC);
      printf("Ban co muon tiep tuc? (Y/N)\n"); // đặt câu hỏi tiếp tục hay kếp thúc chương trình
      chon = getch(); // lấy ký tự từ bàn phím để gán cho biến chon
 } while (chon == 'y' || chon == 'Y');  //khi nhấn y hoặc Y thì chương trình sẽ lặp lại, nhấn phím bất kỳ khác sẽ thoát chương trình
}

1/15/2018

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ BHXH TỪ 01/01/2018 NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT



Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Luật số 58//2014/QH13) có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Tuy nhiên, nhiều quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018. Cùng với đó là Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 cũng có nội dung quy định xử lý hình sự với tội trốn đóng bảo hiểm cho người lao động và một số văn bản pháp luật khác.
Theo đó, có 7 điểm mới liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

25 CON CHIP LÀM RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI

Một danh sách gồm những con chíp sáng tạo, hấp dẫn và đáng học hỏi nhất.

Trong ngành thiết kế vi mạnh cũng như trong cuộc sống, thi thoảng những điều nhỏ nhặt cũng có thể làm nên những thay đổi lớn lao. Đem ước mơ của mình vào một vi mạch, khắc nó lên một miếng silic và sáng tạo nhỏ bé của bạn có thể là bước khởi đầu của một cuộc cách mạng công nghệ. Điều đó đã thành hiện thực với bộ vi xử lý Intel 8088, bộ nhớ RAM 4 kilobit của Mostek MK4096, bộ xử lý tín hiệu số Texas Instruments TMS32010...
Trong số rất nhiều con chip vĩ đại đã đi ra từ nhà máy xuyên suốt nửa thế kỷ của triều đại mạch tích hợp, có một nhóm nhỏ nổi bật. Thiết kế của chúng đã được chứng minh là rất tiên tiến, vươn ra khỏi các khuân mẫu, vượt trước thời đại, đáng để chúng ta tìm hiểu, ghi nhớ kỹ về chúng. Chỉ cần nói rằng chúng đã cho chúng ta những công nghệ giúp cho cuộc sống tẻ nhạt, ngắn ngủi của mỗi con người trong thế giới này có thêm giá trị. Danh sách 25 IC này xứng đáng vinh danh trên vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà mà Jack Kilby Robert Noyce đã xây nên. Một số trong số chúng đã trở thành những biểu tượng bất diệt ví dụ như bộ đếm thời gian Signetics 555. Những thứ khác, chẳng hạn như bộ khuếch đại thuật toán Fairchild 741, trở thành những ví dụ kinh điển trong sách giáo khoa. Một số khác, giống như vi điều khiển PIC của Microchip Technology, đã thu về lợi nhuận hàng tỉ đô la và vẫn đang tiếp tục được bán ra. Một số ít, như bộ nhớ flash của Toshiba, đã tạo ra những thị trường mới. Và một, ít nhất, đã thành một biểu tượng trong văn hóa đại chúng. Chả hạn như MOS Technology 6502.

1/09/2018

BÀI TOÁN RÚT GỌN PHÂN SỐ BẰNG CODE C++

Đề bài: nhập vào một phân số rút gọn cho tới khi là phân số tối giảm.

Bài làm:

#include <iostream.h>
#include <conio.h>

void main(){
int tu,mau;
int s;

cout<<"Moi nhap vao phan so: ";
cout<<"/ntu: ";
cin>> tu;
cout<<"/nmau: ";
cin>> mau;

if(tu > mau)
for(i = mau; i <= mau; i++)
if(tu%i==0 && mau%i==0)
i=s;
else
cout<<"Phan so toi gian"
else
for(i = tu; i <= tu; i++)
if(tu%i==0 && mau%i==0)
i=s;
else
cout<<"Phan so toi gian"

cout<<"Ket qua: "<< tu/s << "/" << mau/s;

getch();
}

1/08/2018

BÀI TOÁN TÍNH BỘI CHUNG NHỎ NHẤT BẰNG C++

Đề bài: Nhập vào hai số, viết chương trình tính bội chung nhỏ nhất của hai số đó.

Bài làm:

#include <iostream.h>

void main(){
int m,n;
int kq;

cout<<"Moi nhap vao hai so: ";
cin>> m >> n;

if(m>n){
for(i= m*n;i >= n; i--){
if(m%i==0 && n%i==0)
i = kq;
}
else{
for(i= m*n; i >= m; i--){
if(m%i==0 && n%i==0)
i = kq;
}
}

cout<<"BCNN la: "<<kq;

getch();
}

1/05/2018

Album ảnh đẹp Sơn La Vol 02 || Son La beautiful photo album Vol 02

Album ảnh đẹp Sơn La Vol.01 || Son La beautiful photo album Vol.01 xem thêm ảnh tại || watch more:
https://500px.com/minhhaidang881
https://www.flickr.com/photos/125449661@N05/



1/03/2018

Tính toán vòng lặp tạo trễ cho vi điều khiển họ 8051 bằng code Assembly

    Vòng lặp tạo trễ là một đoạn mã thường xuyên xuất hiện trong các chương trình hợp ngữ Assembly dùng trong các hệ thống nhúng vận hành theo thời gian thực. Ví dụ: khi cần xuất điện áp dương ở chân P1.0 trong khoảng thời gian là 1s sau đó ngắt thì cần thời gian duy trì 1s ấy vi điều khiển giữ mức điện áp dương trước khi ngắt.

1/01/2018