Tại sao hình ảnh quen thuộc của các nho sinh ngày xưa là "dài lưng tốn vải, trói gà không chặt"?
Thời xưa theo Chu lễ một bậc đại phu hay quý tộc thời xưa bắt buộc phải học tập rèn luyện "lục nghệ" bao gồm: lễ (lễ nghĩa), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (thư pháp), số (toán học). Tiếp thu Chu lễ, Khổng tử và các học trò của ông cũng được học đầy đủ "lục nghệ". Không chỉ vậy việc tinh thông "lục nghệ" đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc của người quân tử theo Nho giáo. Dễ nhận thấy trong "lục nghệ" có hai môn mang nặng tính võ thuật/ thể thao là "xạ" và "ngự".
Câu trả lời là tại chế độ khoa cử!
Mặc dù quy định "lục nghệ" là những gì các nho sinh phải học tập tinh thông, thế nhưng các kỳ thi nho học thông thường chỉ có mấy bài sau: kinh điển nho học, bách gia chư tử, có lúc bao gôm cả các triết lý đạo Phật và đạo Lão (như nước ta thời Lý - Trần); lịch sử; phân tích những vấn đề mang tính thời cuộc. Đôi khi là cả toán nhưng không thường xuyên lắm (thời nhà Hồ, nhà Tây Sơn). Nhưng tuyệt nhiên chả bao giờ có hai môn vận động là "xạ" và "ngự". Vậy tại sao các nho sinh lại phải chuyên tâm học những môn họ không phải thi?
Một vấn đê nữa là các sĩ tử thời xưa đa phần là con tầng lớp bình dân. Do nếu là con cháu nhà quý tộc, quan lại, họ không cần thi cử để có thể tiếp tục làm quan kế thừa truyền thống gia đình do họ có quyền kế tự và tập ấm. Mà con nhà bình dân thì lấy đâu ra tiền mua ngựa để tập cưỡi, mua cung tên đủ tốt để tập bắn?
Vì vậy hình ảnh "dài lưng tốn vải, trói gà không chặt" ngày càng trở thành đặc trưng của các nho sinh.
No comments:
Post a Comment