1/21/2018

MẠCH PHÂN ÁP

   Làm thế nào để hạ một điện áp một chiều từ mức 12v sang 9v? 

   Đơn giản! Ta mắc vào một điện trở để gây sụp áp:
   Vì điện trở gây sụp áp được mắc nối tiếp với tải giả định (cho là đối tượng cần được cấp nguồn 9v) ta có sụt áp trên điện trở là U1 = I.R1 với U1 là sụt áp trên R1, I là cường độ dòng điện trên mạch, R1 là giá trị của điện trở R. 
   Tuy nhiên, I là một giá trị rất khó đo đếm trên mạch thực tế, nó xuất phát từ một nguồn không ổn, không có thông số rõ ràng, đôi khi thông số nếu có lại khó có thể tin tưởng được. Đó là chưa kể trong mạch điện thực tế nguồn được cung cấp cho nhiều thành phần linh kiện khác với các kiểu mắc song song, nối tiếp xen lẫn với các nguồn gây điện trở, trở kháng, cảm kháng, dung kháng… khá phức tạp. Vì vậy để đơn giản cho tính toán thực tế thường dùng mạch phân áp. 



   Vậy mạch phân áp trông như thế nào?



   Hơi khó hình dung phải không? Có thể vẽ lại như sau:



   Bây giờ, ta phân tích mạch điện, cái ta cần giờ là U1:
 U1 = R1.I (mạch mắc nối tiếp nên I trên từng sụp áp bằng I toàn mạch.

   I toàn mạch bằng:

I = U.(R1 + R2)

   Vậy, U1 bằng:

U1 = U.R1 / (R1 + R2)

   Chọn một giá trị cho R1, từ U1 ta tính ra R2:

R2 = R1.(U – U1)/U1

   Làm cái ví dụ cho dễ hiểu:

   Đề bài: sử dụng mạch phân áp lấy ra điện áp 9v từ nguồn Vcc 12v.

   Bài giải:

   Ta chọn các cặp giá trị điện trở từ bảng giá trị điện trở chuẩn. Chọn R1 = 289 ôm. Vậy R2 = 289.(12 – 9)/9 = 99,3 gần bằng 100 ôm -> chọn R2 = 100 ôm.

   Thi thoảng ta bắt gặp trường hợp như thế này thì sao:



   Lúc này phải tính ra I, với công thức I = Vcc.( R1 + R2 + R3) . Mắc nối tiếp I chỗ nào cũng như nhau.

   Sau đó từ I, tính ra U1 và U2:

U1 = I.(R2 + R3); U2 = I.R3

   Ta có thể thấy điện áp ở mỗi tầng bằng tích của cường độ dòng điện và tổng các điện trở sau đó. Có nhiều điện trở hơn, cũng tiếp tục tính như vậy.

3 comments: