Showing posts with label Điện Tử. Show all posts
Showing posts with label Điện Tử. Show all posts

2/13/2020

Mấy cục nhựa dính trên một bảng nhựa

Đây không phải là mấy cục nhựa dính trên một bảng nhựa. Đó là một thất bại đã làm thế giới mất đi một chuyên gia về điện tử nhúng bậc thầy.

Hồi đó sắp ra trường Mỗ gom góp kiến thức từ sách vở, một ít kinh nghiệm từ trang dientuvietnam.net (không biết đã sập chưa), tài liệu thu được từ robocom mà làm đặng làm một cái đề tài thực tập oách xà lách. Đại khái nó là bo mạch chính của một xe dò đường tự động gồm phần ngồn, giao tiếp động cơ chính, động cơ lái, giao tiếp sensor và giao tiếp điều khiển cùng vi xử lý và vài linh kiện đảm bảo lắp kèm. Con xe còn khối mạch cầu chữ H, mạch sensor nữa (nếu ai tò mò muốn biết nó ở đâu, thì Mỗ xin trả lời là Mỗ cũng chẳng biết đâu nữa).

1/21/2018

MẠCH PHÂN ÁP

   Làm thế nào để hạ một điện áp một chiều từ mức 12v sang 9v? 

   Đơn giản! Ta mắc vào một điện trở để gây sụp áp:
   Vì điện trở gây sụp áp được mắc nối tiếp với tải giả định (cho là đối tượng cần được cấp nguồn 9v) ta có sụt áp trên điện trở là U1 = I.R1 với U1 là sụt áp trên R1, I là cường độ dòng điện trên mạch, R1 là giá trị của điện trở R. 
   Tuy nhiên, I là một giá trị rất khó đo đếm trên mạch thực tế, nó xuất phát từ một nguồn không ổn, không có thông số rõ ràng, đôi khi thông số nếu có lại khó có thể tin tưởng được. Đó là chưa kể trong mạch điện thực tế nguồn được cung cấp cho nhiều thành phần linh kiện khác với các kiểu mắc song song, nối tiếp xen lẫn với các nguồn gây điện trở, trở kháng, cảm kháng, dung kháng… khá phức tạp. Vì vậy để đơn giản cho tính toán thực tế thường dùng mạch phân áp. 

1/03/2018

Tính toán vòng lặp tạo trễ cho vi điều khiển họ 8051 bằng code Assembly

    Vòng lặp tạo trễ là một đoạn mã thường xuyên xuất hiện trong các chương trình hợp ngữ Assembly dùng trong các hệ thống nhúng vận hành theo thời gian thực. Ví dụ: khi cần xuất điện áp dương ở chân P1.0 trong khoảng thời gian là 1s sau đó ngắt thì cần thời gian duy trì 1s ấy vi điều khiển giữ mức điện áp dương trước khi ngắt.

8/28/2013

MẠCH ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG KHÔNG HIỂN THỊ GIÂY TRỄ BẰNG DELAY

   Yêu cầu của mạch là mô phỏng lại điều khiển giao thông với 3 loại màu nhưng không có đếm giây, gây trễ bằng hàm delay.
   Trước tiên phân tích theo đèn giao thông tại các ngã tư ta thấy như sau :

  • Chu kỳ là đèn đỏ sáng 30s -> đèn xanh 25s -> đèn vàng 5s .
  • Hai cột đèn đối diện nhau thì hoạt động giống nhau.
     Sơ đồ ngã tư như sau :

8/26/2013

XEM MỘT BÀI BÁO

Xem trên báo quân đội nhân dân thấy con robot này thấy hay hay nên thử phân tích xem sao .

Ảnh trên báo :

8/22/2013

HƯỚNG DẪN VẼ MẠCH BẰNG KICAD

 Thực sự tôi chưa am hiểu sâu sắc về phần mềm này lắm và đây cũng là lần đầu làm một cái “vượt sức mình” như này nên chắc chắn tài liệu này không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lệch . Rất mong được mọi người góp ý và ủng hộ !


8/20/2013

MẠCH CẢM BIẾN NHIỆT LM35 HIỂN THỊ LED 7 ĐOẠN

Về cơ bản project này của tôi chỉ là bản mô phỏng mạch còn hạn chế và thiếu nhiều . Bạn nào làm mạch thật nên lưu ý đến điều này .

Trước hết xin nói qua về sơ đồ mạch :

8/18/2013

CODE C ĐẾM SỰ KIỆN ĐƠN GIẢN

Nhìn chung thì đây là code c đơn giản hơn so với rất nhiều code c đếm sự kiện khác trên mạng .
Đây là sơ đồ mạch :




















Còn đây là code :