12/18/2017

Bài toán tính phương trình bậc 2 bằng C++

Đề bài: viết chương trình giải phương trình bậc 2

Bài làm:

#include <iostream.h>
#include <math.h>

void main(){
float a,b,c;
float detal;
float x1,x2;
cout << "Moi nhap vao cac so: ";
cin >> a >> b >> c;
detal = b*b - 4*a*c;
if(detal < 0)
cout << "Phuong trinh vo nghiem!";
else if(detal == 0)
cout << "Phuong trinh co hai nghiem kep: " << -b/2*a;
else
cout << "Phuong trinh co hai nghiem: x1 = " << b+sqrt(detal))/2*a << " va x2 = " << (-b-sqrt(detal))/2*a;
getch();
}

12/13/2017

Bài toán tìm trọng tâm tam giác C++

Đề bài: Tìm tọa độ trọng tâm tam giác cho trước.

Bài làm:
//chương trình tìm trọng tâm tam giác
#include <stdio.h>
#include <conio>

int main(){
    int xA,yA,xB,yB,xC,yC;
   
    cout << "Xin nhập vào tọa độ đỉnh A: ";
    cin << xA << yA;
    cout <<"\nXin nhập vào tọa độ đỉnh B: ";
    cin << xB << yB;
    cout <<"\nXin nhập vào tọa độ đỉnh C: ";
    cin << xC << yC;
   
    cout << "Tọa độ trọng tâm i là: " << (xA+xB+xC)/3 << "' " << (yA+yB+yC)/3;
   
    getch();
}

12/11/2017

Bài toán in ra số lẻ C++

Đề bài: nhập vào 2 số, in ra số lẻ giữa hai số đó

Bài giải:
#include <iostream.h>

void main(){
int n,i;
for(i=1;i<n;i+=2)
cout>>i>>"/t";
getch();
}

12/10/2017

Bài toán cổ gà chó C++

Đề bài:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con (36 con)
Một trăm chân chẵn (100 chân)
Hỏi có bao nhiêu gà, chó?

Bài giải:
#include <iostream.h>

void main(){
    int g,c;
   
    for(g=0;g<50;g++)
        for(c=0;c<25;c++)
            if(g+c==36 && 2*g+4*c==100)
                cout<<"ga= "<<g<<" cho= "<<c;
   
    getch();
}            

12/09/2017

Bài toán viết hình vuông bằng ký tự "*" C++

Đề bài: vẽ hình vuông có cạnh là a

//chương trình viết ra hình vuông đặc có cạnh là a
#include <stdio.h>
#include <iostream>

int main(){
int a;
cout << "mời nhập vào số a";
cin >> a;
for(int j; j <= a; j++){
for(int i; i <= a; i++){
cout << "*";
cout << "\n";
}
}
system("pause");
return 0;
}

12/08/2017

Bài toán tính biểu thức y = 3e^cos(t+1) bằng C++

Đề bài: viết chương trình nhập vào t và tính biểu thức y = 3e^cos(t+1):

//chương trình tính biểu thức y = 3e^cos(t+1)
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
#include <cmath>
int main(){
          int t;
          cout << "Mời nhập vào số t: ";
          cin >> t;
          cout << "\nGía trị của biểu thức y = 3e^cos(t <<3*exp((cos(t+1));
          getch();
}

12/07/2017

Bài toán tính tổng, hiệu, tích, thương của 2 số nguyên C++

đề bài: nhập vào 2 số nguyên, in ra tổng, hiệu, tích, thương của 2 số đó.

//chương trình nhập hai số nguyên, in ra tổng hiệu tích thương
#include <stdio.h>
#include<conio>

int main(){
                 int a,b;

                 cout << "Mời nhập vào số thứ nhất: ";
                 cin >> a;
                 cout << "\nMời nhập vào số thứ hai: ";
                 cin >> b;

                 cout << "\nTổng hai số vừa nhập là: " << a+b;
                 cout << "\nHiệu hai số vừa nhập là: " << a-b;
                 cout << "\nTích hai số vừa nhập là: " << a*b;
                 cout << "\nThương hai số vừa nhập là: " << a/b;

                 getch();
}

Bài toán tính chu vi và diện tích hình tròn bằng C++

Đề bài: nhập vào bán kính hình tròn, tính chu vi và diện tích hình tròn đó:

//chương trình tính c, s hình tròn
#include <stdio.h>
#include <iostream>

int main(){
int r;
float pi = 3,14;
cout << "Mời nhập vào bán kính";
cint >> r;
cout << "Chu vi hình tròn là: " << 2*r*pi;
cout << "Diện tích hình tròn là: " << pi*(r*r);
system("pause");
return 0;
}

12/06/2017

Bài toán tìm tọa độ trung điểm giữa hai điểm A và B code C++

đề bài: nhập vào tọa độ 2 điểm A và B sau đó tìm tọa độ trung điểm của A và B:

//chuong trinh tinh toa do trung diem cua 2 diem trong khong gian
#include <stdio.h>
#include <conio>

int main(){
                int xA,yA,xB,yB;
                          cout << "Xin nhap vao toa do diem A: ";
                          cin << xA << yA;
                          cout <<"\nXin nhap vao toa do diem B: ";
                          cin << xB << yB;

                          cout << "Toa do trung diem cua 2 diem A va B la: " << (xA+xB)/2 << "' " << (yA+yB)/2;

                          getch();
                          }

12/05/2017

Bài toán tính ước chung lớn nhất bằng C++

Cho một số m, n tìm ước chung lớn nhất của chúng. Ta có code như sau:

#include <iostream.h>
void main(){
                     int m,n,kq;

                     cout<<"Moi nhap vao m,n: ";
                     cin>> m >> n;

                     if(m>n){
                                   for(i=0;i<=n;i++){
                                                                if(n%i==0 && m%i==0)
                                                                         i=kq;
                                                                }
                     }
                     else{
                                   for(i=0;i<=m;i++){
                                                                if(m%i==0 && n%i==0)
                                                                         i=kq;       
                                                                 }
                    }

                    cout<<"UCLN: "<<kq;

                    getch();

}

11/27/2017

Biên và hạn của không gian

Biên trong không gian có thể hình dung như là một tấm “màng” giới hạn không gian, một dạng bờ liền và liên tục giới hạn không gian.
Hạn như là mức độ lớn nội tại mà không gia có thể có, giả sử ta chia không gian thành n phần có thể tích tương đối bằng nhau vậy “n” chính là số đo hạn của không gian.
Trước Einstein, khi không gian là tuyệt đối, vĩnh hằng và bất biến có thể thấy rằng biên và hạn là những khái niệm trùng lấp nhau, cố nhiên khi một thể tích có giá trị là 10 mét khối chả hạn thì hạn 10 mét khối ấy có thể chỉ ra cái biên bao bọc nó. Nhưng khi có thuyết tương đối nơi không gian có thể co dãn thay đổi được thì sự phân định biên và hạn có ý nghĩa đặc biệt, gây ra nhiều điểm thú vị.
Xét trên tầm vĩ mô và chung nhất biên có hai giá trị có ý nghĩa và đáng xét là vô biên và hữu biên, tương tụe hạn có hai giá trị là vô hạn và hữu hạn. Với hai cặp giá trị trên ta có:
-         Không gian là vô biên hữu hạn: hệ quả của điều này là không gian bị uốn cong thành hình cầu tựa như lớp vỏ trái đất, giả như không gian là trống rỗng ta có thể đi vĩnh viễn và không gặp cản trở, và tới một lúc nào đó khi đã đi tới hạn của không gian ta sẽ trở về điểm xuất phát ban đầu, giống như một người đi theo đường thẳng trên mặt trái đất vậy.
-         Không gian là vô biên vô hạn: khi đó ta có thể đi mãi, không bị cản trở nhưng vô định, vô phương. Lúc này, không gian là đồng đẳng về mọi hướng hay nói cách khác từ một điểm bất kỳ trong không gian, không gian là như nhau theo mọi hướng.
-         Không gian là hữu biên hữu hạn: trường hợp dễ hình dung nhất, dễ thấy nhất, có thể kể ra vô vàn ví dụ trong cuộc sống thường ngày của con người, cũng giống như một căn phòng không có cửa ra vào, không có cửa sổ, chỉ có bốn bức tường vậy. Khi đó hạn là kích cỡ của căn phòng, còn biên chính là bốn bức tường.

-         Không gian là hữu biên vô hạn: trong không gian như thế này, không thể đi từ một điểm A bất kỳ nào đó tới điểm B bất kỳ nào đó được vì khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trong không gian hữu biên vô hạn đều là vô cùng, vô tận. Hệ quả của việc này là thời gian trong không gian hữu biên vô hạn là ngừng lại, “chết” hoàn toàn hay nói cách khác không tồn tại khái niệm thời gian ở đó nữa, trường không – thời gian bị cong vô hạn. Rất khó tưởng tượng, nhưng không gian hữu biên vô hạn lại thực sự tồn tại trong vũ trụ của chúng ta dưới dạng các “điểm kỳ dị” như lỗ đen, thực thể vũ trụ trước big bang, nơi mật độ vật chất là vô hạn, một khối lượng cực lớn trong một thể tích cực nhỏ, gây cong, đục thủng trường không – thời gian.

6/30/2017

THÁNH NHÂN THEO QUAN ĐIỂM ĐẠO GIÁO


"Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu"

Hai câu trên trong chương hư dụng - đạo đức kinh của Lão Tử. Nó đã từng xuất hiện nhan nhản trong chữ ký forum, status fb, twiter của rất nhiều người trẻ nhờ vào tiểu thuyết Tru Tiên của Tiêu Đỉnh, khi tác giả trích dẫn câu này ở phần mở đầu tác phẩm của mình (mặc dù chả liên quan đến phần còn lại cho lắm). Nghĩa của nó cũng dễ hiểu: trời đấy không có lòng người, coi mọi vật chư loài chó rơm (một vật để cúng tế như ngày nay ta đốt hàng mã). Cụ thể hơn vì tự nhiên không có suy nghĩ, nhận thức, ý chí của con người nên với vạn vật vô tình, mặc kệ, nay sinh, mai diện, nay tồn, mai tận. Đây là điều tất nhiên với nhận thức hiện nay của loài người, không có gì lạ lẫm cả. Nhưng cần phải hiểu, vào thời của Lão Tử, khi hiểu biết của con người về tự nhiên còn hạn chế, khi mỗi góc suối, gốc cây, ngọn cỏ đều là một vị thần, ma nào đấy và tất cả mọi thứ đều đặt dưới ý chí tối cao của "trời". Câu hỏi cần đặt ra là, vậy ông trời ấy như thế nào? Um, đơn giản thôi, hệt như một con người cụ thể vậy, mang tâm tư, tình cảm, quan niệm phổ biến của những con người ở xã hội tôn thờ ông ta hay thật ra là sáng tạo ra ông ta, thường là thương ái với cái thiện, trừng phạt thẳng tay với cái ác... Thì Lão Tử đã đi trước thời đại khi khẳng định trời không phải một người, không mang lòng nhân của con người, vạn vật trong tự nhiên không sinh tồn một cách nghiệt ngã, tự nó và không được cái gì phù hộ cho cả. Nhìn chung không phải suy nghĩ nhiều về hai câu này. Nhưng ít ai biết đến hai câu sau mới thật gây ra nhiều tranh cãi:

"Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu"