6/30/2017

THÁNH NHÂN THEO QUAN ĐIỂM ĐẠO GIÁO


"Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu"

Hai câu trên trong chương hư dụng - đạo đức kinh của Lão Tử. Nó đã từng xuất hiện nhan nhản trong chữ ký forum, status fb, twiter của rất nhiều người trẻ nhờ vào tiểu thuyết Tru Tiên của Tiêu Đỉnh, khi tác giả trích dẫn câu này ở phần mở đầu tác phẩm của mình (mặc dù chả liên quan đến phần còn lại cho lắm). Nghĩa của nó cũng dễ hiểu: trời đấy không có lòng người, coi mọi vật chư loài chó rơm (một vật để cúng tế như ngày nay ta đốt hàng mã). Cụ thể hơn vì tự nhiên không có suy nghĩ, nhận thức, ý chí của con người nên với vạn vật vô tình, mặc kệ, nay sinh, mai diện, nay tồn, mai tận. Đây là điều tất nhiên với nhận thức hiện nay của loài người, không có gì lạ lẫm cả. Nhưng cần phải hiểu, vào thời của Lão Tử, khi hiểu biết của con người về tự nhiên còn hạn chế, khi mỗi góc suối, gốc cây, ngọn cỏ đều là một vị thần, ma nào đấy và tất cả mọi thứ đều đặt dưới ý chí tối cao của "trời". Câu hỏi cần đặt ra là, vậy ông trời ấy như thế nào? Um, đơn giản thôi, hệt như một con người cụ thể vậy, mang tâm tư, tình cảm, quan niệm phổ biến của những con người ở xã hội tôn thờ ông ta hay thật ra là sáng tạo ra ông ta, thường là thương ái với cái thiện, trừng phạt thẳng tay với cái ác... Thì Lão Tử đã đi trước thời đại khi khẳng định trời không phải một người, không mang lòng nhân của con người, vạn vật trong tự nhiên không sinh tồn một cách nghiệt ngã, tự nó và không được cái gì phù hộ cho cả. Nhìn chung không phải suy nghĩ nhiều về hai câu này. Nhưng ít ai biết đến hai câu sau mới thật gây ra nhiều tranh cãi:

"Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu"