5/03/2018

Đi tìm từ phủ định thuần Việt

Một hôm, tình cờ nghĩ ngợi lung tung tôi nhận thấy trong tiếng Anh cũng như tiếng Nga và nhiêu thứ tiếng Châu Âu khác, từ phủ định có hai từ là "no" và "not" trong đó "no" thường đứng một mình con "not" thường đi kèm một động từ nào đó.

Soi lại trong tiếng Việt của chúng ta, có tới 3 tư mang nghĩa phủ định là "không", "vô" va "bất". Trong đó từ "không" được dùng phổ biến còn "vô" thường chỉ trạng thái và dùng trong ngôn ngữ văn học, "bất" có thêm sắc thái đối lập cũng dùng nhiều để giễn tả các khái niệm trừu tượng.

Bỗng tôi thấy giật mình vì cả ba từ trên đều là từ hán việt, không có từ nôm (hay còn gọi là từ thuần việt nào cả).

Nghĩ tới nghĩ lui, tôi phát hiện có một từ mang nghĩa phủ định ma không phải là từ hán việt là từ "nỏ", chả hạn như "nỏ biết", "nỏ phải"... Tuy vậy đây là từ địa phương của vung Nghệ Tĩnh không phải từ phổ thông.

Chúng ta đều biết phần lớn tiếng việt hiện đại la từ hán việt (chiếm tư 60 - 70% tổng số từ). Từ nôm chỉ được dùng trong lối nói hàng ngày diễn tả các sự vật, hiện tượng đơn giản, trực quan như chén, đũa, mưa, nước, đất... Thế nhưng, với cặp từ phủ định/khẳng định thì ngôn ngữ nào trên thế giới cũng phải có nếu không thì quả thật rất khó giao tiếp, vậy mà trong các từ thuân việt lại không có ư?

Không can tâm tôi có tìm hiểu trong tiếng Mường (ngôn ngữ anh chị em với tiếng Việt cùng con cháu tiếng Việt cổ) thì từ phủ định là "chăng", ví dụ "chăng hay" tức là "không biết". Thật thú vị vì từ "chăng" trong tiếng Kinh lại mang nghĩa nghi vấn "phải chăng", "chăng hay".

Lật ngược tiếp có từ "chửa" như "chửa thấy" của dân Hưng Yên nhưng từ này có lẽ là từ chưa trong giọng chuẩn thì đúng hơn.

Thế rồi đột nhiên tôi nghĩ đến từ "đéo", ví dụ "đéo phải", "đéo đúng". Đúng quá rồi! Từ "đéo" dù mang sắc thái hơi tục nhưng lại la từ phủ định thuần việt rõ ràng nhất, được dùng vô cùng nhiều trong cuộc sống, trên rất nhiều vùng miền. Thế mà sao tôi không nghĩ ra tư đâu nhỉ? Còn nữa, phải biết rằng dù ngày nay, nó mang sắc thái tục tữu, nhưng có thể khi xưa không phải thế. Giống với trường hợp các từ bè, lũ, bọn, hắn, cặc ngày trước không mang nghĩa xấu.

Ngoài ra còn rất nhiều từ phủ định thuân việt nữa như: "chả" - "chả thấy", "chẳng" - "chẳng hiểu", "ứ" - "ứ phải" và có thể con nữa mà tôi chưa nghĩ ra.

Tính ra tiếng Việt của chúng ta quá là phong phú về từ vựng luôn phải không?

No comments:

Post a Comment