5/17/2015

Thời gian sơ luận

Thời gian có thật hay chỉ là cảm giác của bộ não con người ?



   Thời gian là sự biến thiên không ngừng của mọi vật. Cảm nhận được chuyển động trước – sau, của ngày – đêm là cảm nhận được thời gian. Cũng có nghĩa nếu không cảm nhận được thì thời gian không tồn tại.
   Có thật vậy không ? Khi một người hôn mê bất tỉnh, hay qua đời, hay trước khi anh ta ra đời thì thời gian vẫn trôi đúng không ? Vẫn có ngày và đêm, các mùa và mọi thứ vẫn chuyển động. Thời gian độc lập không phụ thuộc vào thí óc của anh ta.
   Xa hơn nữa, trước khi có loài người mọi thứ vẫn tiếp diễn, các hoạt động địa chất, các sinh vật tiến hóa. Các quá trình tuần hoàn của nước, không khí, và toàn thể tự nhiên. Vậy, nói chung thời gian là một thực tại khách quan không phụ thuộc vào trí óc con người.


Vậy thời gian chịu tác động của cái gì ?

   Có vẻ như thời gian hoàn toàn độc lập không gì ảnh hưởng tới nó, nó là như nhau tại mọi nơi mọi chỗ. Không một nguồn, một loại năng lượng lớn nhỏ nào khiến nó thay đổi cả. Tại mọi địa điểm không gian, một giây thời gian luôn là như nhau.
   Điều này được công nhận hầu hết trong lịch sử loài người. Nhưng Einstein nghĩ khác, và có lẽ ông là người đầu tiên trong nhân loại biến thời gian và không gian từ một thứ khách quan tuyệt đối trở thành tương đối. Chúng cũng có thể và bị tác động như những sự vật, hiện tượng khác.

trọng lực làm méo không gian

   Cụ thể theo thuyết tương đối cảu ông lực hớp dẫn có thể tác động được tới thời gian. Ở vùng có lực hớp dẫn mạnh thời gian trôi chậm hơn xem phim “interstellar” (hay tiếng Việt là “Hố đen tử thần” – đíu hiểu sao lại dịch thế luôn nội dung phim không xoay quanh cái hố đen nào cả, dù trong phim có một cái hố đen). Và vận tốc của của vật cũng tác động tới thời gian, vật càng di chuyển nhanh thì thời gian càng bị thu ngắn lại. Điều này được nói tới trong “nghịch lý anh em sinh đôi”. Nếu có hai anh em sinh đôi giống hệt nhau, một ngày người anh – vì một lý do nào đấy, bỏ lên một con tày vũ trụ có vận tốc gần với vận tốc ánh sáng. Khi trở về, anh ta bỗng thấy người em ở trái đất mình trở thành ông lão lớn tuổi hơn mình rất nhiều. Điều này là do thời gian trên con tầu vũ trụ đã co lại do tác động của vận tốc.

Phim bom tấn "Interstellar"

   Những điều trên không phải chỉ là lý thuyết suông, đã có những thí nghiệm chỉ ra sự chênh lệch thời gian trên các con tàu vũ trụ (vốn có vận tốc rất lớn có thể lên tới 119 km/s) và thời gian ở trái đất bằng những đồng hồ bất đồng bộ nhưng có sự chính xác cực cao, mà trong đó sự chênh lệch thời gian vượt quá sai số kỹ thuật lớn nhất của đồng hồ. Dù sự chênh lệch này là cực kỳ thấp, nó sẽ cao hơn khi càng đến gần vận tốc ánh sáng.

   Muốn sống lâu hãy chạy nhiều hoặc ít nhất luôn tỏ ra nhanh nhẹn.

Người đàn ông nhanh nhẹn điển hình

Điều kiện tồn tại của thời gian ?

   Liệu rằng khi mọi thứ đứng yên thời gian có còn tồn tại ? Cho tới bây giờ, hay cụ thể hơn từ Bigbang cho tới bây giờ chưa bao giờ có cái gì thật sự đứng yên cả. Một viên gạch được vứt ra chân không tuyệt đối, được đưa về trạng thái cân bằng về lực, tuyệt đối không di chuyển thì bên trong nó các nguyên tử vẫn chuyển động vẫn có mức “nhiệt nào đó”. Khi đưa viên gạch về không độ tuyệt đối thì các nguyên tử trong nó cũng ngừng chuyển động. Tuy nhiên, ngay khi đưa nó ra môi trường đấy mọi thứ lại như cũ ! Xét rộng trên toàn bộ thế giới vật chất, năng lượng là luôn tồn tại không mất đi theo định luật bảo toàn động lượng. Vậy có khi nào thời gian ngừng trôi vì vật chất ngừng chuyển động, hay lúc mà năng lượng biến mất được.

Cái chết nhiệt của vũ trụ
   Cho tới giờ có thể thấy để nói về thời gian chỉ có thể đặt nó vào thứ ngang tầm với nó không gian ! Nếu không có không gian ? Không có vật chất ? Liệu rằng có thời gian ? Có một lúc như vậy hay cho tới giờ loài người nghĩ rằng có thể có lúc như vậy. Trước Bigbang ! Không có vật chất, không có năng lượng, không có không gian khoản không và không có cả thời gian theo giả thuyết này. Và còn nữa thời điểm “cái chết nhiệt” của toàn vũ trụ. Khi mà sự giãn nở của vũ trụ càng ngày càng tới mức vô hạn, vì mật độ của nó không đủ lớn nên không thể co lại bằng lực hớp dẫn mà ngày một cách xa nhau. Khi các phân tử rồi cũng tách biệt phân tán, đồng nhất và đồng đều trên toàn vũ trụ. Thời điểm ấy, thời gian cũng vô nghĩa. Dù ngay chính “Bigbang”, và “Cái chết nhiệt” cũng mâu thuẫn với “Định luật bảo toàn động lượng” khi xét toàn thể vũ trụ là một hệ kín.

???
Vì vậy đây vẫn đang là vấn đề gây tranh luận và mù mờ của các nhà bác học trên thế giới.

No comments:

Post a Comment