7/30/2015

QUYỀN LỰC LÀ VÔ ĐẠO ĐỨC

Bản thân quyền lực là vô đạo đức hay rồi cũng dẫn đến các hành vi vô đạo đức của người nắm quyền.

   Nguồn gốc của quyền lực hay sự áp đặt tư tưởng, ý chí, hành động của một cá nhân, một nhóm người lên các cá nhân, nhóm người khác đã có từ thời xa xưa xét trên các bầy đàn thú vật, luôn có con đầu đàn nhiều kinh nghiệm nhất, khỏe mạnh nhất quyết định cách săn mồi, hay hướng di trú … của cả bầy. Các con còn lại trong bầy sở dĩ chấp nhận sự lãnh đạo của con đầu đàn vì lợi ích sinh tồn của chính nó.



Tuy nhiên đó là chuyện ngàn năm trước, khi cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ. Các rủi ro sinh tồn không còn nữa, ý thức cá nhân ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên nhân loại lại có vấn đề với chính sự phát triển đó. Sự quần tụ càng đông tạo nên những cộng đồng người vượt cỡ các bộ lạc hay thị tộc. Tạo nên các thành phố các quốc gia rộng lớn với dân số có thể lên đến hàng triệu người. Nói tóm lại để duy trì trật tự ấy vẫn phải cần cái gì đó đứng đầu, cần ai đó/ thể chế nào đó nắm giữ quyền lực.
Và các con đầu đàn được thay bằng nguyên thủ, các tù trưởng được thay bằng chính quyền. Câu hỏi được đặt ra là bọn này bằng cớ gì, bằng cách nào lên nắm đầu. Khác với xã hội nguyên thủy, bọn chúng không cần phải thông minh hơn, già hơn, khỏe hơn các con khác trong bầy đàn. Mà cần giỏi lừa dối hơn, đểu cáng hơn, tàn ác hơn, nhẫn tâm hơn đồng loại của mình.


Cụ thể ta xét các mặt sau:

Thứ nhất, việc nắm giữ số phận và điều khiển cuộc sống người khác là vi phạm quyền sống, quyền tự do

     Mục đích của cuộc sống là hướng tới tự do, tự do đạt tới những gì mình mong muốn. Việc anh ra lệnh, điều khiển yêu cầu người khác làm việc theo ý muốn của anh là tước đoạt tự do, bất công, vô đạo đức.
     Trong thời kỳ mông muội, việc nghe theo lệnh của bề trên là tất yếu cần thiết cho chính mạng sống của kẻ dưới. Nhưng ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thật của giáo dục và điều kiện sống mặt bằng chung của nhân loại đã đồng đều và tiến bộ hơn. Việc lấn lướt, ép chèn người khác trở nên vô lý và không thể chấp nhận được với mỗi con người có lòng tự trọng của mình. Mà lòng tự trọng, cái mà đã trở thành tiêu chuẩn phân biệt con người với con vật. Anh càng tự trọng bao nhiêu thì anh càng đáng sống bấy nhiêu. Việc phải thực thi theo quan điểm, ước thúc của kẻ khác trở nên thật không thể chấp nhận được.  
     Còn điểm nữa, thực tế cho thấy các xã hội mà mọi người được tự do luôn phát triển hơn các xã hội bị o ép. Có tự do người ta mới dám thửu nghiệm nhiều thứ hơn, biết được cái đúng cái sai tiến dần tới chân lý. Hãy xem, châu Âu thời trung cổ, bị kìm kẹp với giáo lý của nhà thờ trở thành mọi rợ, loạn lạc thế nào so với thời Hy- La khi tư tưởng được phát triển tự do. Xem học thật Trung Quốc thời chiến quốc nảy nở thế nào, so với từ khi Hán Cao Tổ độc tôn nho thuật xã hội Trung Quốc càng ngày trở nên cổ hủ lạc hậu.




     Thời nay là thời đại của quần chúng, tiếng nói cộng đồng có ý nghĩa hơn, có sự quyết định hơn. Đã không còn thời đại mà cả một quốc gia, dân tộc có thể tham chiến chỉ bởi mong muốn của người cầm quyền. Không có chuyện một ông vua, bà hoàng có thể tự quyết định mạng sống người khác theo ý thích. Nềm dân chủ  và chế độ phổ thông đầu phiếu không cho phép điều ấy diễn ra, quyền lực cá nhân trở thành thứu yếu so với quyền lực cộng đồng. Song song với tiếng nói của cộng đồng, nềm cộng hòa cũng đảm bảo các tiếng nói nhỏ bé hơn, đơn lẻ hơn, yếu thế hơn về mặt số lượng trong xã hội. Tự do không chỉ ở chỗ của toàn dân, tự do còn phải xuất phát từ mỗi cá nhân.        Có đảm bảo tự do cho cá nhân mới đảm bảo tự do cho toàn xã hội. Vì, hiển nhiên, mỗi cá nhân góp lại thành toàn xã hội.
     Các thể chế chính trị hiện đại quản lý xã hội bằng pháp luật. Một pháp luật tốt, nhân văn phải đảm bảo tự do cho mỗi người, cho toàn dân. Để đảm bảo việc này, phải làm sao không một cá nhân có quyền hành nào lấn lướt toàn quốc gia, cũng như quan điểm, định kiến toàn xã hội không được gây hại cho cá nhân khác biệt. Do đó quyền lực phải được khống chế giới hạn, với những gì là được phép, không được phép. Trước khi tòa án ra phán quyết, không một ai một tập thể nào có quyền tước đoạt, hay gây phương hại đến người nào.
     Nói tóm lại số phận là của cá nhân, không một ai, một thế lực nào có thể xâm phạm.

Thứ hai, tự bản thân quyền lực chỉ gây ra sự hủ bại

     Bản chất cuộc sống của con người là hướng tới sự tự do. Tự do không bị khống chế bởi tự nhiên và xã hội, đạt đượt tất cả các khát vọng. Khi mà người ta có được tự do tuyệt đối, lúc mà mọi mong muốn đều thành hiện thực. Nhưng có những mong muốn tốt đẹp và có những mong muốn xấu. Vì thế mà có những cái tự do xấu và tự do tốt. Tự do xấu có nguồn gốc từ mong muốn xấu gây hại đến người khác. Vì như, mong muốn có nô lệ, mong muốn được sùng bái, thậm chí cả sở thích giết chóc, hành hạ người khác (đừng bảo thế là bệnh hoạn, một phần của con người vẫn có mong muốn đó đấy.   Bạn thử tưởng tượng khi không có gì ngăn cản được bạn xem!).
     Nhưng tạo hóa có cơ chế riêng để hạn chế, là sự bình đẳng của con người với nhau, sự yếu ớt của cá nhân mỗi con người trước thiên nhiên. Sở dĩ anh không thể làm điều ác phần lớn là do anh không đủ khả năng làm. Dù người ta cấm tôi vẫn có thể giết tay cùng lớp mà tôi không ưa, nhưng tôi không đủ sức mạnh để làm việc đó hay trốn tránh khỏi sự trừng phạt. Cố nhiên cũng vì lý do ấy tôi không thể phá hủy mặt trời vì một ngày nắng ngắt, hay lôi mặt trăng xuống để nhìn rõ hơn. Những hành động mà gây hại cho rất nhiều người.
     Cơ chế này có thể bị vô hiệu phần nào khi có quá nhiều quyền lực làm cho thế cân bằng bị phá vỡ. Hitle sẽ không thể diệt chủng hàng triệu người Do Thái nếu hắn không có cái quyền lực dân tộc Đức ban cho. Các tập đoàn tham lam không thể gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu làm tiệt chủng hàng nghìn loài vật nếu chúng không có tài lực dồi dào.
     Việc tập trung quá nhiều quyền lực có thể phá hoại nềm dân chủ, thể chế cộng hòa như trường hợp của Napoleon Bornapat.





Thứ ba, quyền lực là phản phát triển
Quyền lực là sự kiểm soát, giới hạn đặt ra luật lệ áp lên một người, một nhóm người khác. Sự phát triển sở dĩ có được lại từ việc tìm tòi, thử nghiệm vượt qua những giới hạn. Những thành quả sáng tạo nhất của loài người là những thứ phá vỡ các giới hạn, nhiều khi là những luật lệ một cách triệt để nhất, trọn vẹn nhất. Không thể có được sự phát triển nếu bị giới hạn, kiểm soát quá gắt gao. Giống như chế độ Cộng hòa phá vỡ luật lệ của phong kiến, chủ nghĩa tự do xóa bỏ chế độ nô lệ, khoa học đập tan thần quyền.

Như Charlie Chaplin đã từng nói đại ý “ ...những kẻ độc tài tự giải thoát bản thân nhưng lại giam cầm người dân…”. Quyền lực tới chừng nào nó còn tồn tại sẽ giam hãn, nô dịch con người. Ở nơi đâu nó có con người còn mất tự do, ở nơi nào nó mạng người ta lại càng mất tự do hơn. Mọi chính quyền, chế độ, thể chế, tổ chức trong suốt lịch sử đề là cái tạo ra, được tạo ra bởi thứ độc ác trên.


* Đạo đức theo quan điểm hiện đại cho rằng đạo đức là “những tập hợp quan điểm của một xã hội, của một tầm lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng xã hội”. Không xét tới vế quan điểm vì rõ ràng quan điểm của một nhóm người này hay nhóm người khác là khác nhau, thậm chí quan điểm của một nhóm người cũng khác nhau tùy từng thời điểm. Để cho dễ xét, tạm coi đạo đức là những việc “không hại mình hại người”. 

No comments:

Post a Comment