10/03/2016

VĂN MINH BIẾN MẤT


   Trong giới học giả Trung Quốc vẫn truyền lưu câu “Tống mất không còn Trung Quốc, Minh diệt không còn Hoa Hạ”, câu ấy chỉ đến việc lúc nhà Tống sụp đổ thì căn bản không còn cái nước Trung Quốc như trước nữa, lúc nhà Minh sập không còn nềm văn minh Hoa Hạ nữa. Vẫn những con người ấy, vẫn vùng đất ấy, vì sao lại thế ? Là bởi khi người Mông Cổ tràn vào hủy diệt giống nòi người Hán, tàn sát dân Hán, nguyên cái triều đình Nam Tống gồm những thành phần tinh túy nhất của dân tộc không nhẩy xuống biển theo Tống đế Bính thì cũng chết trong loạn quân. Rồi sau này Mãn Thanh chinh phục Trung hoa lại một hồi “sát phu, hiếp phụ”, chả những thế quân Mãn còn bắt dân Hán bỏ trang phục, kiểu tóc của tổ tiên mình mà phải theo phong tục Mãn, có những nơi vì không chịu theo mà phải mất đầu cả thành. Vậy thử hỏi người Hán còn sau những đợt diệt chủng khủng khiếp ấy, còn bao nhiêu phần máu Hán trong người ? Văn hóa còn giữ được bao nhiêu nét của tổ tiên ? Ngay cả cách nghĩ, cách sinh hoạt cũng biết đổi khác rồi chứ.

   Giới học giả Trung Quốc cũng chả hiểu sao không nhớ tới cái thời “Ngũ hồ loạn hoa”, “Ngũ đại thập quốc”, biết bao nhiêu giống dân mà họ gọi là man, mọi, di tràn vào trung nguyên khi nhà Hán, nhà Đường sụp đổ. Cả nghĩ, ngay từ cái thời ấy “Hán” cũng chả phải là “Hán” nữa rồi !
   Nói đến người thì cũng phải nói đến ta, như nước ta phong tục thời chưa tiếp xúc đám người phương bắc, sử nay gọi là Hùng Vương khác xa thời phong kiến từ khi độc lập tự chủ đến khi Pháp xâm lược, sau đó thời Pháp thuộc đến đây lại chẳng giống hai thời trước nữa. Xâm lăng, đồng hóa luôn xảy ra trong suốt lịch sử của dân tộc. Cứ xem lại văn bản cổ ngày xưa thì thấy người thời nay nếu “xuyên không” về 500 năm trước nghe các cụ nói chắc hiểu câu được câu không, trở lại 1000 năm trước thì xem như là người nước ngoài chả thể hiểu được gì. Ấy, chúng ta vẫn tự hào nói với nhau rằng “tiếng ta còn thì nước ta còn”, mà ngôn ngữ còn mất mát, rơi rụng, thay đổi đến vậy thì làm sao mà người “Việt” ngày nay còn là người “Việt” khi xưa nữa. Thậm chí, cũng không chắc thời Hùng Vương các cụ gọi dân tộc ta là người Việt hay cái giống gì khác nữa.
   Câu chuyện trên cũng không quá đỗi bi thương, mà là một phần tất yếu của lịch sự, mạnh được yếu thua, thay đổi theo thời thế không phải chỉ một cá nhân mà là cả một dân tộc. Sự phát triểu âu suy ra cũng là sự thay thế cái mới vào chỗ cái cũ. Cứ xét ngay ở mỗi người, từ lúc bé sinh ra cho tới khi già chết đi, suốt bao quá trình đồng hóa, dị hóa, hấp thụ và đào thải, cái máu thịt xưa cũng thay bằng hết rồi còn đâu.
   Xét đến truyện ngày nay, nhà tiên tri Vanga từ dự đoán Châu Âu rồi sẽ toàn là dân Hồi giáo, bỏ qua những chi tiết nhảm nhí, Châu Âu – như ta đang thấy hiện nay, quả thật tràn ngập dân Hồi giáo, hậu quả từ quá trình di cư cận đại gần đây, cũng như đỉnh cao của nó do những bất ổn ở Siri và Bắc Phi. Những cư dân mới, tới từ một nềm văn hóa lạ, đang từng ngày làm thay đổi Châu Âu, hay như những người cực hữu nói “phá nát nền văn hóa bản địa”. Quả thực vậy, dù nềm văn hóa Châu Âu có ảnh hưởng lớn đến đâu, có sức đồng hóa mạnh tới cỡ nào, thì những cư dân mới của nó cũng không thể trở thành “người Châu Âu” được. Qua tầm 3 thế hệ nữa, Sharia (luật Hồi giáo) có thể được sử dụng tại châu lục này, giống như áo chùm đầu, burkini, hay tình trạng hãm hiếp phụ nữ gia tăng tại Thụy Điển hiện nay. Một Châu Âu văn minh, bắc ái, cởi mở sẽ kém văn minh, bắc ái, cởi mở đi chăng ?
   Cũng chả phải chuyện lạ, khi rợ Giecman tiến vào Roma, sau đó đến xấp xỉ gần 1000 năm nềm văn minh minh Hi-La vĩ đại bị lãng quyên hay sao ? Trong dòng chảy của lịch sử, không phải cứ là văn minh, tiến bộ thì sẽ thắng thế được đâu.

No comments:

Post a Comment