8/12/2013

NỀM TẢNG CHUNG NHẤT

   Đây là thời của các thiết bị thông minh ! Ta có thể thấy ở khắp mọi nơi, smartphone, table, smarttivi, smartcamera cho tới tủ lạnh, bóng đèn, máy giặt cũng có thể kết nối internet với một giao diện phần mềm tương tự như trên các nền tảng khác.
   Rắc rối chính là chúng không giống nhau, không dùng chung một hệ điều hành, một giao diện, không có chung một "trải nhiệm người dùng" - thứ đang trở nên quan trọng sau thời đại chạy đua cấu hình. 
   Rõ ràng người dùng khi chuyển đổi từ làm việc trên PC, đi về dùng smartphone, tới nhà dùng máy tính bảng với một giao diện chung, các ứng dụng chung, dữ liệu chung - một hệ sinh thái đơn nhất. Việc này không chỉ có lợi cho người dùng mà cho cả các nhà sản xuất thiết bị, các nhà phát triển ứng dụng. Nó làm mọi thứ từ khâu nghi cứu, phát triển phát hành trở nên đơn giản hơn góp phần tối đa hóa lợi nhuận.




   Hãy nhìn những nỗ lực đơn giản hóa từ phần cứng gần đây: những laptop lai máy tính bảng, papphone của Asus. Những dự án điện toán mây, với tiêu chí rõ ràng "mọi nơi, mọi lúc, mọi thiết bị".




  


    




   
   Đây có lẽ là xu hướng rõ ràng hơn trong một tầm nhìn xa với các hãng đang đi tiên phong. Google, Microsoft, Apple và hai kẻ yếu thế hơn Ubuntu-Canonical, Firefox-Mozila.

I.Google


   Android ! Sự phân mảnh ! Đa dạng về thiết bị ! Đưa smartphone phổ cập tới mọi người ! Google luôn cố gắng làm cho Android trở nên tuyệt với hơn qua từng phiên bản và họ thực sự làm rất tốt. Từ bản 4.0 trở nên Google đã thống nhất 2.3 và 3.2 hợp nhất hai phiên bản cho máy tính bảng và smartphone. Android còn xuất hiện và phổ biến trên nhiều chủng thiết bị nữa như smartcamera với galaxy camera, smarttivi của rất nhiều hãng điện tử tiêu dùng, các hệ máy chơi game như Ouya,Game Stich, Game Pop... Tuy hãng còn nhiều việc phải làm như tối ưu hóa hiệu năng hơn nữa mà vẫn duy trì tính đa nhiệm hiện nay.
   Chúng ta cũng đừng quên rằng song song với phiên bản chip ARM, hãng còn có những động thái nhất định với nền tảng x86. Liệu sẽ có sự xâm lấn của chú người máy vào địa phận máy để bàn chăng ? Với ưu điểm mở, sự đa dạng của các ứng dụng và cả sự mạnh mẽ của mình có lẽ Android sẽ làm được điều mà Linux, Mac chưa làm được - đánh đổ liên minh wintel.
   Song song với Android trên di động ta còn có các laptop Chrome Os với nền mây. Mà gần đây hãng đã quyết định chơi lớn với Chromebook Pixel. Một giao diện đúng với phong cách Google tương tự trình duyệt Chrome đơn giản gọn nhẹ, một kho ứng dụng trên mạng, không đòi hỏi nhiều phần cứng với phần lớn xử lý được thực hiện trên đám mây. 
  Liệu sẽ có thứ gì đấy hợp nhất hai thứ này lại không ? Ừ ! Cứ chờ đấy đã có không ít đồn đoán đâu !

II.Microsoft


   Với các đứa con mới nhất của mình Microsoft đã có một hoán chuyển đặc biệt đưa lõi NT vào windowsphone8 và đưa giao diện windowsphone8 vào windows8. Một sự thống nhất rõ ràng ! Cùng với đó là hệ thống cửa hàng trực tuyến điền mà hãng nên làm lâu rồi mới phải. Sự tích hợp sâu cảu màn hình cảm ứng, sự ra mắt surface, mạng xbox để chơi game, kinect, một thị phần gần như tuyệt đối trên PC và laptop. Rõ ràng Microsoft đang có quá nhiều lợi thế sau một thời gian dài hụt hơi trên lãnh địa máy để bàn và chập chạp trên nền di động.
   Dù vậy hãng vẫn có một vài điểm chưa được. Đầu tiên là sự vô ích của Surface RT, sau là windows8 không thể vượt qua cái bóng của những người tiền nhiệm. Tất cả được hứa hẹn sẽ khác hẳn vào windows blue. Nhưng Microsoft rất có thể sẽ thành công trước tiên trong việc hợp nhất các nền tảng.

III.Apple

   iPhone, iPad, và Mac không có thứ gì hợp với nhau đến thế tuyệt vời. Với iOs, MacOs, Appstore, iTunes, iMesenger. Trong việc này Apple là người đi trước giống như họ đã đi trước trong cuộc cách mạng smartmobile này vậy. Những người khác sẽ phải xây dựng các thành phần, Apple thì đã có sẵn, họ chỉ việc gom chúng lại.
   Với một ngôn ngữ thiết kế chung cho các loại thiết bị từ phần mềm tới phần cứng. Hãng đã đưa nocation vào Mac và cho ios khả năng đa nhiệm. Những gì cản đường Apple cũng chỉ là những thứ cản đường các hãng khác mà sẽ nói ở phần sau.

IV.Ubuntu touch


   Ngày 3/1/2013 Canonical giới thiệu Ubuntu Touch, một phiên bản Distrol Linux đình đám đã tham gia cuộc chiến trên nền tảng đi động. Với sự nổi tiếng, miễn phí của Ubuntu, U-Touch được hứa hẹn có một tương lai tốt đẹp.
   Nhìn chung giao diện của ubuntu touch cũng mang cùng một phong cách với bản ubuntu trên PC. Cũng giống như Android U-Touch phát triển cả ARM và x86.
   Bước đầu nhờ chung lõi Linux U-Touch không những chung ứng dụng mà cả phần cứng của Android. Thật  là một chiến lược thông minh của Canonical.

V.Firefox Os


   Mozila gần đây gặp khó khăn với lãnh địa trình duyệt web của mình. Bị Google ks với Chrome, thị phần PC giảm sút, sự thua kém của Firefox với các trình duyệt khác. Có vẻ như để ứng phó với tình hình hãng đã dũng cảm lấn sân vào lãnh địa khác mà cụ thể ở đây là hệ điều hành di dộng.
   Thoạt nghe, điều này không liên quan đến chủ đề ta đang nói tới. Nhưng với sự phát triển của điện toán đám mây thì một trình duyệt hoàn toàn có thể phát triển thành một hệ điều hành. Nhất là với kho add-on khổng lồ là nền tảng của mình Firefox hoàn toàn có thể chứ ? Còn nữa Firefox Os được thiết kế với nền tảng HTML5 cả ứng dụng và lõi. "Web hóa" là chiến lược rất tốt với Mozila.
   Cũng tương tự như U-Touch Firefox Os cũng đi lên từ phần cứng Android nhưng bên cạnh đó cũng có những mẫu smartphone và máy tính bảng riêng của mình.

   Nhưng có lẽ còn rất lâu nữa một nềm tảng chung nhất mới có thể thành hiện thực. Có thể kể đến ba nguyên nhân chính sau đây cản trở tiến trình này.
   Thứ nhất là sự thua sút phần cứng trên các thiết bị di dộng. Mặc dù gần đây các CPU cho di động đã được tăng sức mạnh lên gấp nhiều lần nhưng vẫn không thể sánh được với các CPU trên PC. Đó là chưa kể việc tăng sức mạnh cho CPU làm phức tạp hơn vấn đề pin. Trong khi đó công nghệ pin vẫn không có bước đột phá đáng kể nào. Thêm nữa việc ARM phổ biến trong smartphone còn x86 thống trị PC cũng gây cản trở lớn. Đương nhiên dòng chip khác nhau sẽ đòi hỏi lõi điều hành khác nhau và các ứng dụng cũng build khác nhau, không thể chạy ứng dụng trên smartphone trên PC mà không cần đến giả lập và ngược lại. Sự khác biệt về phần cứng cũng dẫn đến sự khác biệt về phần mềm. Hệ quả của việc này có thể kể đến "đứa con ghẻ" Surface RT của Microsoft.
   Vấn đề tiếp theo đến từ bản chất các thiết bị, màn hình cảm ứng trên smartphone là tất yếu nhưng là tréo ngoe trên PC. Kích cỡ màn hình khác nhau cũng dẫn đến trải nghiệm người dùng khác nhau trên các thiết bị.
   Cuối cùng rắc rối đến từ chính người dùng. Không hiếm người sử dụng smartphone Android, máy tính bảng iPad, PC chạy windows. Nhìn chung do sự thiếu kiên quyết hoặc chưa quan tâm đến của các hãng mà có sự thiếu hụt này. Mà kể cả các hãng có phát triển đầy đủ trên các nền tảng nhưng ý thích của người dùng không hào hứng lắm với một "nền tảng chung nhất" cũng không phải là chuyện lạ.

No comments:

Post a Comment